Giải pháp ức chế vi khuẩn gây hội chứng bệnh chết sớm EMS trên tôm

Thursday,
03/09/2020
0

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm, đây là một hoạt động kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Trong quá trình nuôi tôm thì không thể tránh khỏi các loại vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, ở đây phải kể đến hội chứng bệnh chết sớm trên tôm (hội chứng EMS) và việc sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh này trước đây được sử dụng khá phổ biến, nên đã dẫn đến vấn đề đề kháng thuốc, làm hạn chế việc xuất khẩu tôm ra thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, giải pháp sử dụng các loại probiotic như EnterococcusLactobacillus (Maxlac MR) là một chiến lược thay thế cho các hợp chất kháng khuẩn này, vừa giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh, cải thiện sức khỏe, năng suất chăn nuôi, vừa giảm vấn đề kháng thuốc giúp cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm tôm và tăng giá trị tôm xuất khẩu.

Lợi ích của các probiotic trong sản phẩm Maxlac MR

Maxlac MR là một sản phẩm chứa hai dòng lợi khuẩn lactic Enterococcus faecium (DSM 7134) và Lactobacillus rhamnosus (DSM 7133) được vi bọc bảo vệ giúp đảm bảo hoạt tính kiểm soát vi khuẩn gây hại khi bổ sung vào thức ăn cho các loại động vật thủy sản.

Đây là hai loại probiotic tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản và được nghiên cứu là có trong ruột của cá khỏe mạnh. Sự kết hợp của các loại probiotic này giúp cải thiện khả năng duy trì ưu thế trong môi trường nước thay đổi liên tục (Verschuere et al., 2000). Maxlac MR được chứng minh là có hiệu quả hiệp lực giúp tăng cường lợi ích tiềm năng cho cá và tôm.

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những lợi ích tiềm năng của E. faecium làm phụ gia thức ăn cho tôm, giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh hoặc bằng cách ức chế các vi khuẩn gây ra các bệnh như hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) do Vibrio parahaemolyticus, bệnh đường ruột do Yersinia spp. Và các bệnh nhiễm trùng do Aeromonas spp ..

Enterococcus faeciumLactobacillus rhamnosus là hai probiotic có tác dụng bổ trợ cho nhau khi được bổ sung vào đường tiêu hóa của tôm.

Enterococcus faecium là dòng probiotic được công nhận là an toàn, có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh. Nó có thể sống ở nhiều mức nhiệt độ nên có thể thích nghi khi tôm được nuôi ở các nhiệt độ và điều kiện khác nhau, do đó có lợi thế hơn các vi khuẩn khác (Panigrahi và cộng sự, 2007; Rosskopf, 2010). Khi bổ sung E. faecium vào thức ăn của tôm, nó sẽ giúp ức chế hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh như Vibrio harveyi (bệnh trắng đuôi tôm) và V. parahaemolyticus (hội chứng EMS) (Supamattaya et al., 2005; Swain et al., 2009),... cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột, nhờ đó tăng tỷ lệ sống cho tôm, đạt được năng suất nuôi trồng.

Lactobacillus rhamnosus thuộc nhóm vi khuẩn acid lactic, có tác dụng giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, được coi là tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng các loài giáp xác (Phianphak và cộng sự, 1999). Nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bổ sung hỗn hợp của các Lactobacillus spp. giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú giống (P. monodon) khi cho ăn trong vài ngày.

Lactobacillus có khả năng bám vào tế bào, cạnh tranh vị trí bám giúp giảm sự bám dính vào chất nhầy ruột của các vi khuẩn gây bệnh như Vibrio spp., A. salmonicida, C. pisicolaYersinia ruckeri và kích thích khả năng miễn dịch của các loài thủy sản (Balcazar et al.,2006, Vázquez et al., 2005).

Tác hại của hội chứng bệnh chết sớm trên tôm (EMS)

Tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio spp gây hôi chứng EMS (bệnh chết sớm) làm giảm năng suất nuôi và gây thiệt hại cho kinh tế người chăn nuôi

Hội chứng bệnh chết sớm trên tôm (Early Mortality Syndrome – EMS) cũng còn gọi là chứng hoại tử gan – tụy cấp. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú) dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh.

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, vi khuẩn này tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.

Giai đoạn đầu, bệnh có thể làm cho tôm chậm lớn, một số con bị chết dưới đáy ao, tiếp theo đó tôm có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc tôm thay đổi, gan tụy mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to, giảm ăn và chết ngay sau đó. Khi tôm bị nhiễm bệnh EMS sẽ làm cho chất lượng nước trong ao nuôi bị ảnh hưởng, làm giảm lượng khoáng chất trong ao, giảm độ trong, oxy hòa tan và xuất hiện khí NH3 sớm trong ao gây ảnh hưởng đến toàn bộ thủy sinh.

Để hạn chế những thiệt hại do hội chứng EMS gây ra, người nuôi tôm cần chọn một nguồn giống tôm bố me khỏe mạnh, đảm bảo môi trường nuôi hợp lý, sạch sẽ, bổ sung các loại phụ gia giúp tăng đề kháng, hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây bệnh như các probiotic, các chế phẩm cung vitamin, các loại thảo dược thay thế kháng sinh, để giúp tăng cường sức khỏe của tôm, cải thiện miễn dịch, tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc điều trị, nhằm nâng cao năng suất nuôi trồng và mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi tôm.

Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các probiotic (Maxlac MR) đối với năng suất nuôi tôm

Thử nghiệm nghiên cứu thực hiện tại Trường Đại học Nông  Lâm – TP.HCM, mục đích chứng minh khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hội chứng EMS trên tôm thẻ chân trắng khi bổ sung hai probiotic Enterococcus faeciumLactobacillus rhamnosus.

Thực hiện trên ba lô nghiệm thức (NT): các lô đều có tôm bị nhiễm EMS

  • Lô đối chứng (ĐC)
  • NT 1: bổ sung 0,5 mg MAXLAC MR/1g thức ăn
  • NT 2: bổ sung 1 mg MAXLAC MR/1g thức ăn

Kết quả:

Kết quả thí nghiệm sử dụng Maxlac Mr cho tôm phòng ngừa và điều trị bệnh chết sớm ( hội chứng EMS)

Bảng 1: Tỷ lệ sống của tôm khi bổ sung MAXLAC

Nghiệm thức

Tỷ lệ sống (%)

Lô đối chứng

19,33 ± 4,16b

NT1 (0,5 mg/1g TA)

86, 13 ± 1,40a

Ghi chú: Những giá trị của các nghiệm thức trên cùng một hàng dọc nếu chứa những kí tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (P>0,05)

Từ Bảng 1 cho thấy Maxlac MR có khả năng ức chế sự phát triển của chủng vi khuẩn gây bệnh Hội chứng EMS, giúp nâng cao tỉ lệ sống của tôm giống trong quá trình thí nghiệm.

Bảng 2: Hiệu quả của MAXLAC MR đối với trọng lượng và chiều dài, tỷ lệ sống của tôm

Nghiệm thức

Trọng lượng (g)

Chiều dài (mm)

Tỷ lệ sống (%)

Đối chứng (0 mg/1g TA)

0,017 ± 0,00a

16,567 ± 0,45a

43,9 ± 4,16a

NT 1 (0,5 mg/1g TA)

0,021 ± 0,00b

18,326 ± 0,09b

67,7 ± 3,30b

NT2 (1 mg/1g TA)

0,024 ± 0,00b

19,350 ± 0,11c

77,4 ± 3,39c

Ghi chú: Những giá trị của các nghiệm thức trên cùng một hàng dọc nếu chứa những kí tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (P>0,05)

Qua các kết quả trên, có thể chứng minh rằng Maxlac MR có khả năng ức chế vi khuẩn gây hội chứng bệnh EMS, giúp tăng tỷ lệ sống của tôm, tăng kích thước tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài khi bổ sung ở liều 0,5-1 mg/1g thức ăn tương đương với liều dùng 0,5-1 g/kg thức ăn.

Tác giả Saigon Nutrition Team

Tags: Maxlac Mr, Probiotic
popup

Số lượng:

Tổng tiền: