Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là ngành nuôi tôm, đưa nước ta vào danh sách các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, mang lại một nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, ngành nuôi tôm đang phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng bởi dịch bệnh và sự ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Để kiểm soát và giải quyết vấn đề trên, các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản khuyên người nuôi tôm nên chú trọng hơn vào các chế phẩm sinh học probiotic (MAXLAC MR) bổ sung vào thức ăn vừa giúp tôm giảm được mầm bệnh, cải thiện thể trạng vừa giảm sự ảnh hưởng có hại của việc sử dụng nhiều kháng sinh phòng và chữa bệnh trong ao nuôi.
Đặt vấn đề
Giống như các loài động vật khác, nuôi tôm cũng sẽ gặp rất nhiều loại dịch bệnh, trong đó phải kể đến bệnh chết sớm trên tôm (hội chứng EMS), bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), hội chứng tôm chậm lớn (MBV), Taura, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV)... các bệnh trên đã và đang gây ra thiệt hại trầm trọng cho người nuôi tôm. Dó đó để kiểm soát dịch bệnh trên tôm người nuôi đã sử dụng nhiều loại kháng sinh với nhiều nồng độ khác nhau nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra và điều trị nhanh chóng. Tại Việt Nam, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm được xem như một yếu tố làm giảm thiệt hại do bệnh EMS ngày càng phổ biến sau khi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được xác định là tác nhân gây bệnh EMS (Tran và ctv, 2011).
Việc sử dụng kháng sinh phổ rộng và sử dụng nhiều như vậy, lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Phần lớn các loại kháng sinh sẽ được trộn vào thức ăn, khi đó kháng sinh này sẽ tồn tại trong cơ thể tôm cũng như các sản phẩm chế biến từ tôm từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, dư lượng kháng sinh vượt quá mức quy định sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu, gây thiệt hại khá lớn về mặt kinh tế. Một vấn đề đặt ra nữa đó là việc sử dụng kháng sinh trị bệnh và có thể diệt cả các loại vi khuẩn có lợi khác trong ao làm mầm bệnh có cơ hội phát triển hơn (Schryver và ctv, 2014).
Chính vì thế, việc tìm ra những giải pháp bền vững, an toàn sinh học để kiểm soát bệnh, đặc biệt là bệnh EMS là điều cần thiết để giảm thiểu những nguy cơ do việc sử dụng kháng sinh gây ra.
Giải pháp chế phẩm sinh học Probiotic – MAXLAC MR
Vibrio parahaemolyticus tồn tại phổ biến ở hệ sinh thái nước mặn và vùng cửa sông, do đó nó có khả năng chịu được độ mặn, nhiệt độ cao, dễ dàng bám trên các sinh vật phù du (Kaneko và ctv,1973; Kaneko và ctv, 1975). Khi tôm bị nhiễm trùng Vibrio parahaemolyticus, vi khuẩn tiết ra acid phosphatidic trên tế bào chủ, giải phóng các độc tố khác nhau vào tế bào chất, gây độc tế bào, cuối cùng dẫn đến chết sớm trên tôm (Gode-Potratz và ctv, 2011).
Người nuôi tôm thường sử dụng kháng sinh để có thể giải quyết vấn đề này nhanh chóng vì Vibrio parahaemolyticus rất nhạy cảm với hầu hết kháng sinh. Tuy nhiên vi khuẩn Vibrio được biết đến như một nhóm vi khuẩn có tính thay đổi nhằm kháng kháng sinh rất nhanh (FAO/OIE/WHO, 2006). Nghiên cứu Costa và ctv (2015), cho biết vi khuẩn Vibrio kháng kháng sinh nhóm β-lactam và Tetracyline trong môi trường nuôi tôm. Vì vậy kháng sinh là một lựa chọn nên được xem là lựa chọn cuối cùng cho các giải pháp phòng bệnh.
Hiện nay, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản không còn là biện pháp lạ lẫm với người nuôi. Đó là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu giúp ngành nuôi tôm công nghiệp tại nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được ổn định và phát triển bền vững.
Sự kiểm soát vi khuẩn gây hại thông qua việc bổ sung các chế phẩm bằng cách các lợi khuẩn có lợi (vi khuẩn sản sinh lactic) sẽ cạnh tranh và kìm chế đối kháng với các vi khuẩn gây hại làm giảm các vi khuẩn có hại (các vi khuẩn cạnh tranh thức ăn, sinh chất độc...), bên cạnh đó, lợi khuẩn phát triển sẽ tạo ra một môi trường đường ruột tối ưu giúp tôm tiêu hóa hiệu quả thức ăn, giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích các vi khuẩn có lợi khác phát triển (các vi khuẩn sản sinh vitamin, chất kháng khuẩn, vi khuẩn phân giải đường bột...). Hơn nữa, trong nuôi trồng thủy sản, bổ sung probiotic cũng giúp xử lý tốt môi trường ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm.
MAXLAC MR là dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các tác dụng trên. Sản phẩm chứa hai dòng lợi khuẩn sản sinh acid lactic gồm Enterococcus faecium (DSM 7134) và Lactobacillus rhamnosus (DSM 7133) với hàm lượng tối thiểu 1x1010 CFU/g giúp cho người nuôi tôm kiểm soát tối ưu các mầm bệnh, tăng sức đề kháng từ đó tăng trưởng đạt tăng trọng.
Phương thức hoạt động của MAXLAC MR
MAXLAC MR gồm Enterococcus faecium và Lactobacillus rhamnosus, đây là hai dòng lợi khuẩn sản sinh acid lactic với chức năng:
- Bảo vệ niêm mạc ruột thông qua sự hình thành của một màng bảo vệ biofiml
- Ngăn chặn sinh sản, giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột và do đó ổn định cân bằng hệ vi sinh tự nhiên.
- Giảm vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với acid thông qua sự giảm giá trị pH trong ruột
- Tăng cường khả năng hấp thụ vitamin nhờ kích thích sự phát triển của các vi khuẩn sản sinh vitamin cho cơ thể.
Thử nghiệm chứng minh hiệu quả Maxlac MR
Thử nghiệm thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Nông Lâm – TP.HCM, nhằm mục đích khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hội chứng chết sớm trên tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học chứa DSM 7133 và DSM 7134. Bao gồm 3 lô thí nghiệm:
- Lô đối chứng (ĐC)
- NT I: bổ sung 0,5 mg MAXLAC MR/1g thức ăn
- NT II: bổ sung 1 mg MAXLAC MR/1g thức ăn
Kết quả:
Nghiệm thức |
Trọng lượng (g) |
Chiều dài (mm) |
Tỷ lệ sống (%) |
ĐC |
0,017 ± 0,00a |
16,567 ± 0,45a |
43,9 ± 4,16a |
NT I |
0,021 ± 0,00b |
18,326 ± 0,09b |
67,7 ± 3,30b |
NT II |
0,024 ± 0,00b |
19,350 ± 0,11c |
77,4 ± 3,39c |
Ghi chú: Các giá trị trên là trung bình ± SD (n=3). Những giá trị của các nghiệm thức trên cùng một hàng dọc nếu chứa những kí tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (P>0,05)
Kết luận và đánh giá
Qua thí nghiệm đánh giá khả ức chế đối với chủng vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus của sản phẩm MAXLAC MR chứa các chủng vi khuẩn DSM 7133 và DSM 7134 cho thấy chủng này có khả năng đối kháng và bảo vệ tôm giống chống lại các chủng vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, người nuôi vừa giảm bớt một phần chi phí về thuốc điều trị, chi phí cải tạo ao nuôi sau khi sử dụng kháng sinh vừa giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất thu hoạch.
Liều dùng khuyến cáo MAXLAC MR
- Tôm khỏe:
1.0g MAXLAC MR/kg thức ăn hỗn hợp trong ao lót bạt
1.5g MAXLAC MR/kg thức ăn hỗn hợp trong ao đất
- Tôm có biểu hiện hội chứng EMS, tăng liều dùng 2-3 lần:
2.0 – 3.0 g MAXLAC MR/kg thức ăn hỗn hợp trong ao lót bạt
3.0 – 4.5 g MAXLAC MR/kg thức ăn hỗn hợp trong ao đất
Tác giả: Saigon Nutrition Team