Vai trò của nguồn chất béo thô từ dầu cọ đỏ đối với dinh dưỡng và năng suất của gia cầm đẻ

Monday,
17/08/2020
0

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, để bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho gà đẻ đáp ứng nhu cầu sản xuất trứng, các nhà máy sẽ lựa chọn đưa vào công thức một số loại dầu như dầu cọ, dầu dừa, dầu đậu nành, dầu hạt cải…. Những loại dầu này có hàm lượng chất béo cao và cung cấp năng lượng vượt trội so với các nguyên liệu cung tinh bột khác.

Trong đó, dầu cọ là loại nguyên liệu được các nhà máy ưa chuộng sử dụng trong sản xuất thức ăn cho gà đẻ. Vậy dầu cọ có những lợi ích đối với dinh dưỡng gà đẻ như thế nào, hãy tiếp tục đến với phần tiếp theo.

Vai trò của chất béo nói chung và dầu cọ nói riêng đối với gia cầm đẻ

Chất béo được chia thành hai loại, chất béo có nguồn gốc từ động vật (mỡ) và chất béo có nguồn gốc từ thực vật (dầu). Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 - 6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất thức ăn thường lựa chọn chất béo có nguồn gốc từ thực vật để bổ sung năng lượng cho vật nuôi. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp.

Chất béo là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao gấp nhiều lần so với các carbonhydrat. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu cọ, giúp cung cấp các acid béo thiết yếu như acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, acid arachidonic… Các chất béo này giúp hòa tan vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm cho da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng… Đối với gia cầm đẻ, chất béo tạo một phần năng lượng, tạo mỡ, tạo màu vàng cho lòng đỏ trứng. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gà đẻ rất ít, nó chỉ cần dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ).

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng, hoặc màu đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng beta-caroten và vitamin E tự nhiên (chất chống oxy hóa tự nhiên). Dầu cọ chứa 50% acid béo bão hòa, 40% acid béo không bão hòa đơn và 10% acid béo không bão hòa đa, cũng như đủ lượng beta-carotene, tocopherol và tocotrienols, là những chất chống oxy hóa tự nhiên. Nó cung cấp mật độ năng lượng cao trong chế độ ăn uống. Các thành phần khác của dầu cọ bao gồm phytosterol, squalene, coenzyme, polyphenol, phospholipid, quinon, amino acid...

Dầu cọ đỏ là một trong những sản phẩm bổ sung dầu cọ vào thức ăn được sản xuất với một công nghệ khác với công nghệ tinh luyện trước đây, sản phẩm được sản xuất với dây chuyền sản xuất làm mát (-10 độ C)không thêm hóa chất. Việc làm mát sẽ giúp giữ được lượng lớn các beta-caroten, vitamin E, polyphenols, co-enzyme Q10… trong dầu cọ và giảm thời gian tạo ra thành phẩm so với phương pháp tinh luyện ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài. Việc sử dụng chất béo được sản xuất theo công nghệ làm mát giúp đảm bảo các thành phần hoạt chất quý giá trong dầu cọ, khi bổ sung vào khẩu phần ăn của gà đẻ, nó phát huy được hết hiệu quả đối với tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ đẻ, cũng như chất lượng trứng của gia cầm.

Dựa trên thành phần quan trọng của nó, dầu cọ đỏ được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, là nguyên liệu được nhiều nhà máy lựa chọn, vì nó vừa là một nguồn cung các acid béo độ bão hòa cao và tiết kiệm một phần chi phí bổ sung màu vàng và đỏ trong công thức thức ăn giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng, sức khỏe và các thông số sinh lý, đồng thời giảm bớt chi phí cho nhu cầu cung năng lượng trong khẩu phần ăn.

Lợi ích dinh dưỡng của dầu cọ đối với gà đẻ

Dầu cọ đỏ là một nguồn lipid bền vững được công nhận và từ lâu đã được biết đến là nguồn toco-trienols phong phú nhất trong tự nhiên; rất giàu acid béo chuỗi trung bình có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây bện, ngoài ra còn chứa beta-carotene, vitamin E, các chất chống oxy hóa khác.

Với hàm lượng hơn 500 ppm beta-carotene trong dầu cọ đỏ giúp cho gà đẻ cải thiện sắc tố da, trứng, giúp tăng cường sự tăng trưởng và tỷ lệ đẻ hoặc thay thế một phần màu vàng và đỏ trong công thức thức ăn. Các acid béo chuỗi mạch trung bình trong dầu cọ như: acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, acid lauric, acid oleic… trong đó acid lauric (C12:0) và acid linoleic (C18:2) được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn (Yoon et al., 2018), góp phần vào việc xây dựng một khẩu phần ăn hạn chế bổ sung kháng sinh.

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của dầu cọ đỏ đối với năng suất sản xuất trứng trên gà đẻ                 

Thí nghiệm: Đánh giá năng tăng trưởng và ROI khi bổ sung vào khẩu phần của gà dầu cọ tinh luyện thông thường (dầu cọ RBD) và dầu cọ đỏ, thí nghiệm thực hiện trong vòng 42 ngày, bởi Professor Dr. Loh T.C PhD UPM, năm 2018, Malaysia, kết quả được so sánh dưới bảng sau:

Bảng 1: Hiệu quả về năng suất tăng trưởng khi bổ sung hai loại dầu cọ

Chỉ tiêu tăng trưởng  (Ngày 42):

Dầu cọ RBD

Dầu cọ đỏ

So sánh, P< 0.05

Trọng lượng ban đầu, g

43.29

44.54

 

Trọng lượng ngày 42, g

2456.05b

2682.00a

+225.95

Trọng lượng tăng thêm, g

2410.40b

2636.41a

+226.01

Tổng lượng ăn vào, g

4182.90.b

4341.2a

+158.3

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

1.73

1.64a

-0.09

 

 

Bảng 2: Hiệu quả về lợi nhuận khi bổ sung hai loại dầu cọ

Ngày 42

Dầu cọ RBD

Dầu cọ đỏ

So sánh

Trọng lượng (g)
Giá gà thịt Rm 5.00/kg

2456.05
(12.28)

2682.00
(13.41)

+225.95

+1.13

FCR

1.73

1.64

-0.09

Thức ăn (kg)

1.70

1.71

 

Tổng lượng ăn vào (g)
Tổng chi phí ăn vào (Rm)

4182.90
(7.10)

4341.20
(7.42)

+0.32

Tổng Rm thu được: 1.13 - 0.32 = 0.81/con gà. (0.20 $/con gà)
Giá thức ăn: RBD:      Rm1.700/kg.          SK5:Rm1.710/kg
Giá gà: Rm 5.00/kg
* Giá gà và thức ăn được dựa trên giá thị trường giai đoạn thí nghiệm (08/2018, Malaysia)

 

Từ kết quả của các thí nghiệm trên, ta có thể thấy, dầu cọ đỏ có tác dụng hiệu quả đến quá trình vận chuyển thức ăn, cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, nâng cao năng suất đẻ, năng suất sản xuất và chất lượng trứng, đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho người chăn nuôi.

Tác giả Saigon Nutrition Team

popup

Số lượng:

Tổng tiền: