Việc sử dụng acid béo mạch trung bình để kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn trên động vật đã được đưa vào ứng dụng từ lâu và sản phẩm Aromabiotic chứa acid béo mạch trung bình (MCFA) đã được chứng minh là hiệu quả trong chăn nuôi nhờ cải thiện được các chỉ số về năng suất của động vật ở mọi giai đoạn. Một minh chứng gần đây về tác động của các MCFA giúp giảm thiểu sự lây lan một số virus có vỏ (ASF là một đại diện) có thể mở ra một giải pháp chiến lược mới, đầy hứa hẹn đối với các bệnh do virus có vỏ gây ra trên động vật.
MCFA và tác động đến Dịch tả heo châu Phi (ASF)
Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã xâm nhiễm vào Việt Nam từ tháng 2 năm 2019, tính đến nay, dịch bệnh này đã gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi heo nước ta. ASF ảnh hưởng đến tất cả các loại heo, ở tất cả các giống và độ tuổi. Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp kháng sinh điều trị cũng như vắc xin phòng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại heo.
Vì vậy muốn chiến đấu với ASF, các nhà chăn nuôi cần phải có những chiến lược đúng đắn thông qua các biện pháp hiệu quả như bổ sung các acid hữu cơ, acid béo mạch trung bình (MCFA) và các tinh dầu thảo dược… có khả năng kiểm soát vi khuẩn, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dich nhằm giảm thiểu đáng kể tổn thất do dịch bệnh gây ra.
Dịch tả heo châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm do virus AND, có vỏ bọc, xảy ra với heo mọi lứa tuổi. Virus có thể tồn tại trong các sản phẩm từ heo và thời gian dài ngoài môi trường. Thời gian ủ bệnh thường khoảng 5-15 ngày với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày mắc bệnh, và tỷ lệ nhiễm lên đến 100%. Những triệu chứng bao gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng. Những triệu chứng lâm sàng khác như chán ăn, ủ rũ, nổi mẩn đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp (kiệt sức), ói, chảy máu mũi, trực tràng, và tiêu chảy. Xảy thai có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra.
Sự lây truyền của ASF rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nhà mang bệnh với khoảng cách gần.
Trong thời gian qua, ASF thực sự là mỗi lo ngại của các hộ chăn nuôi, hầu hết heo bị tiêu hủy do dịch ASF là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng đối với các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi lớn thì họ vẫn duy trì tốt hoạt động chăn nuôi, vậy lý do gì họ có thể tồn tại cho đến nay?
Giải pháp giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch
Sở dĩ, các doanh nghiệp lớn họ vẫn duy trì và phát triển tốt hoạt động chăn nuôi đó là nhờ vào việc thực hiện tốt các giải pháp án toàn sinh học cho trang trại của họ, đồng thời các trại này sử dụng các loại sản phẩm có thể giúp đàn gia súc của họ kiểm soát tốt bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tăng cường sức khỏe và đạt được năng suất. Vậy giải pháp đó là gì?
Ngoài các chiến lược an toàn sinh học đối với chuồng trại, các biện pháp kiểm soát vận chuyển thịt heo sống, kiểm soát giết mổ, sát trùng vệ sinh chuồng trại…. Thì người chăn nuôi cũng nên quan tâm đến sức khỏe bên trong của động vật. Nếu môi trường nuôi sạch sẽ an toàn, nhưng cơ thể động vật lại không được tốt thì không thể đạt được hiệu quả chăn nuôi cao.
ASF sẽ có điều kiện xâm nhiễm vào cơ thể heo nếu như cơ thể chúng bị suy yếu, kèm theo đó, khi nhiễm ASF thì cơ thể sẽ dễ dàng bị các bệnh khác do vi khuẩn kế phát gây ra. Để phòng ngừa các bệnh kế phát do vi khuẩn, người chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh để có thể điều trị nhanh và mang lại hiệu quả tức khắc.
Nhưng từ năm 2000, xu hướng giảm sử dụng kháng sinh đang được đẩy mạnh, để tránh việc đề kháng kháng sinh, vì vậy đã làm tăng sự quan tâm đối với các sản phẩm thay thế kháng sinh bằng các giải pháp an toàn hơn mà vẫn có thể kiểm soát được vi khuẩn gây bệnh một cách bền vững hơn. Việc bổ sung các acid béo mạch trung bình là một trong những biện pháp an toàn đang được chú trọng trong thời gian gần đây.
MCFA chuỗi acid béo mạch trung và phương thức hoạt đông
Đây là các acid béo có mạch carbon từ C6 – C12, bao gồm caproic acid (C6), caprylic acid (C8), capric acid (C10) and lauric acid (C12). Những phân tử của MCFA thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn, phân ly trong tế bào chất và làm rối loạn những chức năng của tế bào, rối loạn quá trình sản xuất năng lượng.
Trong môi trường dạ dày có pH thấp, những phân tử MCFA không phân ly nên dễ dàng thâm nhập vào trong màng phospholipid, làm mất độ ổn định của màng tế bào vi khuẩn. Bên trong tế bào vi khuẩn, MCFA phân ly H+ và COO- làm mất cân bằng điện giải và pH, gây mất nước, vi khuẩn sẽ bị chết.
Ngoài ra, MCFA cũng là nguồn năng lượng cho các lợi khuẩn, giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi và nhờ đó tạo một môi trường đường ruột khỏe mạnh và ít mầm bệnh, kích thích tăng tỷ lệ lông nhung, các tế bào biểu mô ruột, tối ưu khả năng tiêu hóa và hấp thu của ruột.
Mặt khác, chúng còn có khả năng chống lại virus, đặc biệt là có tác động lên vỏ bọc của virus. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có khả năng giảm tính nguy hiểm của một số mầm bệnh do virus gây ra. Điều này có thể là do sự ảnh hưởng miễn dịch gián tiếp hoặc khả năng làm giảm sự lan truyền của virus.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Kansas về khả năng giảm sự lây lan của bệnh PED, PPRS trong thức ăn cho heo nhờ bổ sung MCFA vào khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy lượng virus giảm đáng kể trong các đại thực bào phế nang và cải thiện các chỉ tiêu năng suất cho heo. (Tham khảo thêm tại đây)
Những phát hiện này đã dẫn đến ứng dụng của các MCFA trong các bệnh cụ thể, ví dụ như PED, PPRS. Về cấu trúc virus thì PED, PPRS và ASF có chung đặc điểm đều là các virus có vỏ bọc, có khả năng lây qua thức ăn, mà MCFA có cơ chế tấn công và làm bất ổn đối với các vỏ bọc của các virus này, từ đó mở ra một giải pháp chiến lược chống lại ASF trong tương lai.
Violet Beatie, nhà nghiên cứu và kỹ thuật, Devenish Nutrition cho biết, mặc dù không thay thế trực tiếp cho kháng sinh nào, nhưng chúng là một công cụ hữu ích, đặc biệt là lúc heo con sau cai sữa và MCFA nên được sử dụng cùng với các cải tiến trong quản lý, dinh dưỡng và các biện pháp an toàn sinh học trong trang trại.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm so sánh năng suất của heo con cho ăn thức ăn chứa MCFA có và không có bổ sung kháng sinh. Kết quả cho thấy MCFA cải thiện năng suất của heo đáng kể so với heo cho ăn thức ăn chứa kháng sinh. Kết quả tương tự về tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng được nhận thấy ở lô bổ sung MCFA không chứa kháng sinh - với mức tiết kiệm là 0,45$ cho mỗi heo. (Tham khảo thêm tại đây)
Như vậy, qua các nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng việc bổ sung Aromabiotic chứa các acid béo mạch trung bình MCFA có thể giúp heo kiểm soát được bệnh do vi khuẩn và virus gây ra, cải thiện đáng kể năng suất trong các giai đoạn phát triển, tiết kiệm chi phí điều trị kháng sinh và đặc biệt là có tiềm năng là một giải pháp chiến lược để kiểm soát và tiêu diệt virus ASF trong tương lai.
Tác giả Saigon Nutrition Team