Ngoài những chất dinh dưỡng được bổ sung qua thức ăn thì nước cũng là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng để gia cầm khỏe mạnh, trung bình chúng có thể uống nước nhiều gấp đôi những gì mà chúng ăn vào. Do đó, việc cải thiện chất lượng nước và bổ sung một số chất phụ gia trong đó có acid béo mạch trung bình (Eubisol) vào đường uống giúp cho vật nuôi nhận được một nguồn nước trong lành, an toàn và hỗ trợ tối ưu khả năng tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất cho động vật tăng trưởng và phát triển.
Acid béo mạch trung bình (MCFAs) hòa tan trong nước
Trong các giai đoạn phát triển, gia cầm phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường, quản lý, bệnh tật… dẫn đến stress, suy giảm sức khỏe, giảm sản lượng và năng suất. Những thách thức này khác nhau về loại, mức độ nghiêm trọng và thời gian, và cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
Eubisol là một hỗn hợp của các acid béo mạch trung bình (MCFAs) và acid hữu cơ đệm. Sản phẩm được nghiên cứu đặc biệt sử dụng cho vật nuôi thông qua nước uống, giúp bổ sung các acid hữu cơ cho đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu và duy trì sức khỏe đường tiêu hóa của động vật, đồng thời nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mạnh của MCFA đã giúp hỗ trợ vệ sinh nước tối ưu trước khi đi vào cơ thể. Chính vì vậy, Eubisol mang đến một giải pháp linh hoạt và dễ dàng sử dụng dựa trên hỗn hợp các MCFAs giúp đối phó với những thách thức nói trên.
Hệ vi sinh đường ruột là một môi trường phức tạp với nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong số đó có rất nhiều vi khuẩn lợi và hại tương tác với nhau, hệ thống miễn dịch, hình thái ruột và các hoạt động trao đổi chất khác. Do đó, một hệ vi sinh vật cân bằng không có áp lực xấu từ vi khuẩn có hại là chìa khóa để có được một đường ruột khỏe mạnh.
MCFAs trong Eubisol là hỗn hợp các acid béo tự do gồm C6, C8, C10 và C12. Các thành phần này đã được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi như là chất phụ gia thay thế kháng sinh, giúp duy trì ổn định sức khỏe đường ruột.
Các nghiên cứu đã chứng minh MCFAs có tác dụng kháng khuẩn bằng cách làm mất ổn định màng tế bào vi khuẩn. Các acid C6 và C8 có hoạt tính mạnh chống lại vi khuẩn Gram(-) như E.coli hoặc Salmonella, còn C10 và C12 có tác dụng chống lại vi khuẩn Gram (+) như Streptococcus hoặc Clostridium mạnh hơn. Và gần đây, một nghiên cứu cũng đã chứng minh, MCFAs làm mất ổn định của các virus có vỏ bọc gây bệnh: PRRS, PED, ASF... Kết hợp các MCFA khác nhau tạo ra một phổ hoạt động khá rộng chống lại các mầm bệnh thường gặp, mang lại một hệ vi sinh vật cân bằng trong đường tiêu hóa của động vật, giúp chúng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, MCFAs cũng cho thấy làm giảm độc lực của mầm bệnh, cải thiện hình thái ruột và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Tất cả những tác động này góp phần giúp cho động vật khỏe mạnh, tăng lượng ăn vào, tăng trưởng và đạt được năng suất.
Đối với chức năng cải thiện chất lượng nước: Chất lượng nước uống trong chăn nuôi được đánh giá thông qua độ pH, nồng độ nitrat và amoniac, hàm lượng khoáng chất (Fe, Ca, Cl ...) và số lượng vi khuẩn có trong đó. Một trong những cách phổ biến giúp cải thiện chất lượng nước uống là sử dụng các acid hữu cơ đệm (ví dụ như acid formic, acid lactic,…). Do đó, khi bổ sung Eubisol vào nước uống, các acid hữu cơ đệm này sẽ có tác dụng giảm pH trong nước xuống mức từ 3,6 đến 4,0, nhờ đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong nước và theo cách này, góp phần làm cho nước trong lành hơn và hệ thống nước sạch hơn.
Cơ chế hoạt động của các MCFA và acid hữu cơ đệm
Các MCFA và acid hữu cơ đệm có một giá trị pKa khác nhau và duy nhất cho mỗi loại acid. Những acid có pKa thấp (acid đệm: acid formic, lactic, propionic…) sẽ bị phân ly trong môi trường đường ruột làm giảm độ pH của dạ dày, giúp vật nuôi tiêu hóa tốt protein, đông thời có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong nước uống và dạ dày.
Để có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, cần có thêm sự góp mặt của các MCFA có giá trị pKa cao hơn, ở dạng trung tính, không phân ly để tiếp cận màng tế bào vi khuẩn, đi vào bên trong tế bào chất của chúng nhằm gây rối loạn sự trao đổi và làm chết vi khuẩn.
Ngoài ra, để có tác dụng diệt khuẩn tối ưu, cần có sự cân bằng HLB (ưu nước-ưa béo). Vì màng tế bào vi khuẩn bao gồm các phospholipid, những chất béo này là amphiphilic, có nghĩa là chúng chứa một phần ưa nước và một phần ưa béo. Để trở thành một chất làm mất ổn định hiệu quả của màng tế bào vi khuẩn, HLB của các phân tử acid phải tương tự như HLB của màng tế bào vi khuẩn.
Do đó, để có tác dụng kiểm soát tốt hệ vi khuẩn đường ruột, cần có sự kết hợp của các MCFAs và acid hữu cơ đệm tạo ra một hiệu quả tối ưu giúp ức chế chúng, đảm bảo hệ vi sinh đường ruột cân bằng và khỏe mạnh.
Tham khảo thêm tại đây.
Hiệu quả của Eubisol trên gà thịt
Thử nghiệm 1: thực hiện trên hai trại nuôi, quy mô 40.000 con, có bổ sung linco-spectin vào ngày đầu tiên, sau 5 ngày nuôi, cho bổ sung Eubisol với liều 1Lít/1000Lít trong trại nuôi có tỷ lệ chết cao nhất. thời gian sử dụng 7 ngày.
Chỉ tiêu |
Đối chứng |
Eubisol |
Tổng lượng cám tiêu thụ/con (g) |
4096 |
4088 |
Trọng lượng bình quân tại thời điểm xuất thịt (g) |
2593 |
2597 |
FCR |
1,58 |
1,57 |
% Tỷ lệ loại thải tại lò mổ do viêm da (do E. Coli) |
1,56 |
1,00 |
Nhờ bổ sung Eubisol, đàn gà bị nhiễm bệnh ở hai trại nuôi đã giảm tỷ lệ chết và giảm tỷ lệ gà thịt loại thải tại lò mổ do viêm da.
Thử nghiệm 2: Chứng minh hiệu quả khi sử dụng Eubisol liều 1Lít/1000Lít trong nước uống vào 2 tuần đầu tiên đối với tỷ lệ chết của gà thịt:
|
Đối chứng |
Eubisol |
Tỷ lệ chết trong tuần tuổi đầu tiên (%) |
2,65 |
0,82 |
Tỷ lệ chết trong toàn bộ giai đoạn nuôi (%) |
4,00 |
2,63 |
Trọng lượng tuần thứ 5 (kg) |
1,93 |
1,92 |
Trọng lượng tuần thứ 6 (kg) |
2,70 |
2,75 |
FCR (kg/kg) |
1,68 |
1,6 |
Kết luận: Eubisol một giải pháp mới giúp giải quyết các thách thức ở cấp trang trại thông qua nước uống. Nhờ công nghệ mới, các MCFAs và acid hữu cơ đệm có thể dễ dàng sử dụng linh hoạt vào nước uống với độ ổn định cao và lâu dài được đảm bảo. Sự kết hợp tạo ra tác dụng hiệp đồng này giúp cho gia cầm có một sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu nhằm đạt đến mục tiêu tăng trưởng và năng suất tốt hơn, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi trong thời đại hạn chế sử dụng kháng sinh phòng bệnh hiện nay.
Saigon Nutrition Team