Nghiên cứu mới khám phá ra rằng khẩu phần ăn chứa bắp-lúa mì có bổ sung các enzyme tiêu hóa đặc biệt là xylanse và phytase giúp giảm các đáp ứng stress của gia cầm khi vận chuyển giữa các trang trại và đảm bảo phúc lợi động vật khi đưa đến lò mổ.
Ảnh hưởng của sự vận chuyển gia cầm không phù hợp
Trong quá trình vận chuyển, gia cầm có thể đối mặt với một loạt các yếu tố gây stress bao gồm nhiệt độ cao, tốc độ di chuyển của xe, độ rung, điều kiện thiếu thức ăn, nước và tiếng ồn. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ môi trường cao là một yếu tố chính trong việc tạo ra các đáp ứng stress sinh lý trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ. Hơn nữa, những tác động bất lợi này càng trở nên nghiêm trọng khi vận chuyển diễn ra trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, hoặc không có thời gian thích hợp để gia cầm thích nghi với những thay đổi sinh lý.
Hậu quả của sự vận chuyển không phù hợp dẫn đến tỷ lệ chết cao, chất lượng thịt giảm và giảm phúc lợi do stress nhiệt. Trong các thí nghiệm, người ta đã chỉ ra rằng gia cầm chết đến 40% trong tổng số khi vận chuyển đến nơi. Gia cầm chết vì stress (Bayliss và Hinton, 1990), và tỷ lệ chết tăng khi thời gian và đoạn đường vận chuyển tăng lên (Warriss et al, 1989).
Lợi ích của việc bổ sung enzyme tiêu hóa ngoại sinh?
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm của người tiêu dùng tăng đáng kể khiến cho các trang trại đẩy mạnh tăng đàn gia cầm, lò mổ tăng năng suất hoạt động dẫn đến việc vận chuyển gia cầm giữa các trang trại và vận chuyển đến lò mổ cũng tăng theo. Thế nhưng điều này lại gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, phúc lợi và năng suất của gia cầm.
Vào năm 2016, một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra tác động bổ sung xylanase và phytase vào khẩu phần ăn cơ bản bắp-lúa mì đối với việc giảm stress khi vận chuyển gia cầm. Kết quả cho thấy khi bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn của gia cầm dẫn đến làm tăng năng suất đàn nuôi, đồng thời giảm được các đáp ứng stress khi vận chuyển chúng giữa các trang trại và đến lò mổ.
Đặc biệt khi cho gia cầm ăn khẩu phần chứa nhiều lúa mì, gia cầm sẽ đáp ứng stress mạnh hơn nữa trong quá trình vận chuyển, vì trong lúa mì chứa hàm lượng các chất kháng dưỡng cao như các NSP, phytate,… nếu không có đủ enzyme tiêu hóa thì nó tạo thêm áp lực lên đường ruột. Do đó gia cầm cần nhu cầu bổ sung thêm các enzyme xylanase và phytase để giúp tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất khó tiêu đó và hơn nữa là làm giảm độ nhớt của đường ruột.
Gia cầm ăn khẩu phần chứa lúa mì sẽ làm tăng độ nhớt giới hạn để tiêu hóa chất dinh dưỡng ở ruột non theo hai cách: trực tiếp bằng cách giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ruột và giảm thời gian tiếp xúc của các chất dinh dưỡng được tiêu hóa vào thành ruột, và gián tiếp bằng cách kích thích quá trình lên men của vi sinh vật và sự tăng sinh của vi sinh vật. Sự tăng sinh của hệ vi sinh vật trong ruột non có thể làm giảm quá trình tiêu hóa chất béo và vitamin tan trong chất béo.
Để giúp giải quyết những vấn đề này, người chăn nuôi cần lưu ý bổ sung thêm các enzyme tiêu hóa ngoại sinh để giúp cung cấp đầy đủ lượng enzyme cần thiết cho việc tiêu hóa các dưỡng chất khó tiêu trong nguyên liệu thực vật. Bổ sung đa enzyme tiêu hóa NSP và phytase giúp cho gia cầm giảm bớt áp lực tiêu hóa khi ăn khẩu phần chứa lúa mì, giúp gia cầm chống lại stress khi vận chuyển tốt hơn, giảm sự ảnh hưởng xấu khi phải thay đổi sinh lý.
Enzyme Superzyme-CS (chứa NSP enzyme, Phytase, Protease) là một giải pháp tối ưu cho các khẩu phần ăn của gia cầm có chứa nguyên liệu nguồn từ thực vật. Bổ sung enzyme Superzyme-CS giúp tiêu hóa các thành phần xơ thô khó tiêu hóa và phá vỡ một dưỡng chất rất khó tiêu trong nguyên liệu lúa mì – phytate. Cơ chất phytate có mặt trong thức ăn ngoài việc nó làm giảm sự hấp thu Phốt pho cho cơ thể nó còn gây cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như protein, tinh bột, các axit amin và một số loại khoáng (Ca, Fe, Cu, Mn…).
Nguồn: The Poultry Site