Những thách thức đang diễn ra trong ngành chăn nuôi heo về việc giảm sử dụng thuốc kháng sinh phòng và điều trị, sự bùng phát các dịch bệnh từ vi khuẩn virus đã thúc đẩy sự nghiên cứu và ứng dụng các chất phụ gia thức ăn giúp kiểm soát và hỗ trợ cho người chăn nuôi. Các chuỗi acid béo chuỗi mạch trung bình (Aromabiotic) đang nổi lên là một lựa chọn tiềm năng giúp ức chế chống lại các mầm bệnh do virus và vi khuẩn gây ra, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và cải thiện các chỉ tiêu năng suất cho vật nuôi trong các giai đoạn chăn nuôi khác nhau.
Các chuỗi acid béo mạch trung bình (MCFA: Medium Chain Fatty Acid) và cơ chế tác động đối với vi khuẩn, virus
Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng MCFA có tác dụng giảm thiểu mầm bệnh, ổn định các chỉ tiêu sức khỏe và năng suất cho vật nuôi. Sự kết hợp của các loại acid béo chuỗi trung bình như Caproic acid (C6), Caprylic acid (C8), Capric acid (C10), Lauric acid (C12),…có trong sản phẩm Aromabiotic cho thấy đạt hiệu quả vượt trội trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa.
Các MCFA là các acid béo “tự do” không phân nhánh, không có liên kết đôi hoặc cấu trúc vòng, làm cho chúng có tính linh động cao và có tác dụng ngay lập tức. Trong môi trường dạ dày có pH thấp, những phân tử MCFA không phân ly nên dễ dàng thâm nhập vào trong màng phospholipid, làm mất độ ổn định của màng tế bào vi khuẩn. Bên trong tế bào vi khuẩn, MCFA phân ly thành các ion H+ và COO-, dẫn đến rồi loạn cân bằng điện giải và pH, gây mất nước, vi khuẩn sẽ bị chết.
Ngoài ra, MCFA cũng là nguồn năng lượng cho các lợi khuẩn, giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi và nhờ đó tạo một môi trường đường ruột khỏe mạnh và ít mầm bệnh, kích thích tăng tỷ lệ lông nhung, các tế bào biểu mô ruột, tối ưu khả năng tiêu hóa và hấp thu của ruột.
Ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh, MCFA còn có khả năng chống lại virus, đặc biệt là có tác động lên vỏ bọc của các virus có vỏ bọc. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chúng có khả năng giảm tính nguy hiểm của một số mầm bệnh do virus gây ra nhờ vào sự ảnh hưởng miễn dịch gián tiếp hoặc khả năng làm giảm sự lan truyền của virus trong cơ thể vật nuôi, cùng với giảm tác hại gây bệnh các những con vi khuẩn cơ hội khi sức khỏe vật nuôi đang bị suy yếu.
Hơn nữa sự kết hợp các loại MCFA tạo ra một tác dụng hợp lực kháng khẩn cao hơn gấp 3 lần so với sử dụng từng loại MCFA riêng lẻ, nhờ vào khả năng:
- Hình thành các lỗ trên màng tế bào vi khuẩn do sự cân bằng ưa nước/ưa dầu với màng lipid dẫn đến rò rỉ tế bào chất của vi khuẩn
- Acid hóa nhân bên tế bào của vi khuẩn bằng cách giải phóng proton
- Trung hòa sự sao chép ADN vì không có nhân tế bào trong vi khuẩn
Ứng dụng của Aromabiotic đối với chăn nuôi heo
Hiện nay, ngành chăn nuôi heo trên toàn cầu ngày càng dễ bị tác động bởi nhiều mầm bệnh do virus gây ra dẫn đến sự tổn thất kinh tế lớn cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các bệnh do virus được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với nền chăn nuôi, bệnh PED, PRRS, Dịch tả heo và gần đây chủ yếu là Dịch tả heo Châu Phi chỉ là một vài trong số những đại dịch đã tấn công vào đàn gia súc của chúng ta trong những thập kỷ qua. Tất cả đều dẫn đến số lượng động vật chết cao và tất cả con bị ảnh hưởng đều không thể phục hồi như ban đầu. Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu đã chứng mình được rằng việc sử dụng các loại acid béo mạch trung bình (Aromabiotic) có thể giúp kiểm soát và giảm giảm thiểu số lượng virus, vi khuẩn gây bệnh mà còn đảm bảo an toàn cho vật nuôi và con người.
Bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED), được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1970 ở Anh và sau đó ở một số quốc gia trên toàn cầu. Kể từ năm 2011, các đợt bùng phát gia tăng đã được mô tả với tỷ lệ chết và nhiễm bệnh rất cao, chủ yếu ở heo con. Vào giữa những năm 1980, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS), lần đầu tiên được công nhận ở Mỹ và lan nhanh trên toàn thế giới. Gần đây hơn, kể từ năm 2016, ngành chăn nuôi heo trên toàn thế giới đã bị đe dọa bởi bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF), một loại virus DNA. Do đặc điểm dịch tễ học rất phức tạp và chưa có vaccin phòng ngừa nên hiện nay nó là mối đe dọa lớn nhất đối với ngành chăn nuôi heo.
Hầu hết các bệnh do virus gây ra hiện nay như PPRS, PED, … đều có vaccin để phòng ngừa cho đàn, riêng vaccin cho ASF vẫn đang được nghiên cứu và chưa được sử dụng cho vật nuôi. Tuy vaccin là phương pháp phòng ngừa đầu tiên đối với nhiều bệnh do virus gây ra nhưng các virus này có thể bị đột biến, động vật không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với vắc xin nên các chiến lược phòng ngừa vẫn chưa được chứng minh là hiệu quả 100% vì vaccin không bao giờ có thể bảo vệ các trang trại hoàn toàn. Không chỉ con người, côn trùng và các vật liệu truyền nhiễm có thể xâm nhập virus vào các trang trại mà còn có cả thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thô cũng có thể là nguồn gốc xâm nhập. Đó là lý do tại sao ngoài việc sử dụng vaccin phòng bệnh thì người chăn nuôi cũng nên bổ sung Aromabiotic có tác dụng kiểm soát, giảm thiểu mầm bệnh gây hại, giúp vật nuôi đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng tốt hơn.
Aromabiotic giúp cải thiện năng suất của heo trong các giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn |
Khối lượng kết thúc |
ADG |
FI |
FCR |
Tỷ lệ chết |
Lợi ích khác |
Nái tiết sữa và heo con đến khi cai sữa |
+ 9,3% |
|
|
|
-5,7% |
+ 0,3% heo con/nái |
Heo cai sữa |
+2.5% |
+5.3% |
+2.2% |
-2.4% |
-3.7% |
Tiết kiệm lên đến 50% thuốc điều trị |
Heo choai, heo vỗ béo |
+1.5% |
+3.0% |
+0.8% |
-3.0% |
-1.0% |
Giảm số lượng loại thải |
Tham khảo thêm tại đây.
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc bổ sung Aromabiotic chứa các acid béo chuỗi trung bình (MCFA) có thể giúp giảm thiểu số lượng của các vi khuẩn, virus gây bệnh, cải thiện các chỉ tiêu năng suất trong các giai đoạn phát triển, tiết kiệm chi phí điều trị thuốc kháng sinh, an toàn cho vật nuôi, con người và có tiềm năng là một công cụ hiệu quả giúp kiểm soát, chống lại các bệnh do virus gây ra đặc biệt là ASF trong tương lai tạo nên một nền chăn nuôi bền vững và mang lại nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Tác giả Saigon Nutrition Team