Trong những thập niên vừa qua, ngành chăn nuôi heo trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn bởi một số mầm bệnh do vi rút gây tác động kinh tế nghiêm trọng. Dịch tiêu chảy cấp trên heo (PED), thuộc họ Coronaviridae đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1970 ở Anh và sau đó lan ra một số quốc gia trên khắp thế giới. Kể từ năm 2011, các đợt bùng phát dịch gia tăng với tỷ lệ chết và tỷ lệ bệnh tật rất cao, chủ yếu xảy ra trên heo con. Vào giữa những năm 1980, Hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS), vi rút thuộc họ Arteriviridae, lần đầu tiên được công bố tại Hoa Kỳ và lây truyền nhanh chóng trên toàn thế giới. Gần đây hơn, kể từ năm 2016, ngành chăn nuôi heo bị đe dọa tiếp bởi bệnh Dịch tả heo Châu Phi (ASF), một loại vi rút DNA thuộc họ Asfarviridae. Do dịch tễ học rất phức tạp nên ASF được xem là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với ngành chăn nuôi heo. Vào thời điểm này, dịch bệnh có mặt trên cả heo rừng và heo nuôi tại Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và gây giảm ít nhất 25% đàn nuôi trên toàn cầu.
Tầm quan trọng của thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong sự lây nhiễm vi rút
Kể từ khi bệnh tiêu chảy cấp (PED) trên heo xảy ra tại Mỹ vào năm 2013, ngành thương mại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi toàn cầu đã nhận thức rõ đây là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với việc xâm nhập và lây nhiễm giữa các trại, giữa các quốc gia từ phương tiện vận chuyển. Nghiên cứu của Dee và cs (2018) đã chứng minh một số mầm bệnh vi rút (trong đó có PRRS, PED và ASF) có khả năng sống sót trong các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác nhau và trong thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Stoian và cs (2019) đã chứng minh nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút ASF ổn định và sống sót. Vì khâu vận chuyển thức ăn thường nhật chứa nguy cơ lây truyền vi rút qua thức ăn rất cao, nên có thể đưa ra kết luận rằng rất nhiều trại chăn nuôi có thể bị nhiễm bệnh vào đàn thông qua đường truyền lây này. Hơn nữa, Niederwerder và cộng sự (2019) đã chứng minh ASF có khả năng lây truyền qua thức ăn chăn nuôi bị vấy nhiễm và gây bệnh.
FeedLock®: thu hẹp lổ hỗng an toàn sinh học
Nuscience đã nghiên cứu và phát triển chế phẩm FeedLock® dựa trên nhu cầu trọng yếu về tăng cường an toàn sinh học trong thức ăn chăn nuôi trên toàn cầu; FeedLock® là chế phẩm sáng chế độc quyền bao gồm phức hợp các axit béo chuỗi mạch trung (MCFA) tuyển chọn đạt khả năng kiểm soát lây truyền vi rút qua thức ăn chăn nuôi.
Các Viện nghiên cứu độc lập ở Hoa Kỳ và Việt Nam đã khẳng định hiệu lực của chế phẩm trong thử nghiệm in vitro cũng như trên bản động vật. FeedLock® đạt khả năng vô hiệu hóa vi rút đã gây nhiễm trong thức ăn và nhờ phương thức này, FeedLock® bảo vệ vật nuôi không nhiễm bệnh từ đường truyền lây qua thức ăn. Theo quan điểm này, Viện Nghiên cứu Thú y Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của FeedLock® đối với ASF. Bổ sung phức hợp MCFA vào thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh có chứa virus ASF. Sau 24 giờ gây nhiễm, tiến hành chiết tách DNA và kiểm tra real-time PCR. Tất cả các nồng độ được kiểm tra có sự gia tăng giá trị chu kỳ ngưỡng khi so sánh với đối chứng dương về mặt thống kê (p<0,05). Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ delta Cq.
Hiện nay, giả thuyết về phương thức hoạt động của MCFA trực tiếp chống vi rút do cơ chế gây bất ổn vi rút bằng cách tạo ra các khe hở trên vỏ vi rút. Trong nghiên cứu trước đây, Thomar và cộng sự (1987) đã chứng minh hiện tượng này từ kết quả đọc trên kính hiển vi điện tử. Khả năng chống vi rút của MCFA đã được khẳng định trong một nghiên cứu tại Đại học Ghent, kết quả xác định MCFA giúp Đại thực bào phế nang tránh sự xâm nhiễm của vi rút PRRS (quyền dữ liệu riêng, 2015).
Chia sẻ Kiến thức vì Lợi ích của Đối tác
FeedLock® là giải pháp tăng cường an toàn sinh học trong trại chăn nuôi. Trong nhiều thập niên vừa qua, hỗn hợp MCFA đã khẳng định hiệu quả trên năng suất nái, heo con và heo thịt. Agrimprove là chuyên gia đầu ngành, sở hữu các sáng chế độc quyền chuyên sản xuất và phát triển phức hợp MCFA chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt. Chế phẩm FeedLock® được phát triển cho các mục đích này. Kết quả nghiên cứu gần đây tại Đại học Bang Kansas cho thấy có sự gia tăng ADG, ADFI, FCR khi nâng cao hàm lượng FeedLock® (lên đến 1,5%) trong khẩu phần (Gebhardt và cộng sự 2020) (xem bảng bên dưới).
An toàn, bền vững, hiệu quả đầu tư cao
Áp dụng các biện pháp tăng cường các tiêu chuẩn an toàn sinh học trong trang trại để ngăn chặn vi rút xâm nhập. An toàn sinh học trong thức ăn chăn nuôi là một phần trong chuỗi an toàn sinh học này. Ngành chăn nuôi cần quan tâm đến việc sử dụng một số phụ gia thức ăn có nguy cơ gây ung thư, liên kết protein và về lâu dài, có thể dẫn đến
loét dạ dày. FeedLock® chứa hỗn hợp các thành phần tự nhiên, đạt khả năng kết hợp tối ưu nhất: bảo vệ thức ăn chăn nuôi trước nguy cơ lây nhiễm vi rút và đồng thời cải thiện năng suất vật nuôi. Đó là những gì chúng tôi gọi là ý tưởng nông nghiệp bền vững.
Tác giả: Maartje De Vos (Product Developer Pigs) và Kobe Lannoo (Category Manager Agrimprove Pigs and Cattle)